Kết quả tìm kiếm cho "Gạo An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4097
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thị trường nông sản đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp sinh thái không còn là lựa chọn đơn thuần, mà đã trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Huyện Tri Tôn đã và đang tập trung phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), với mục tiêu từng bước xây dựng mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Theo công bố của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), An Giang có 15 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, trên tổng số 158 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cả nước.
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu bình quân đã giảm 20% so với trung bình cùng kỳ năm ngoái.
Nằm yên bình giữa lòng thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn), chùa Kal Pô Prưk vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ, vừa là nơi dạy chữ và an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nơi đây. Trong nhịp sống hiện đại đang dần len lỏi vào từng ngõ ngách, ngôi chùa cổ kính vẫn âm thầm giữ lửa, vun đắp cho bản sắc văn hóa, chắp cánh ước mơ cho thế hệ trẻ của đồng bào DTTS.
Sáng 9/5, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang đến tham dự chương trình “Cảm ơn người lao động” do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Minh và Liên đoàn Lao động TP. Long Xuyên tổ chức.
Sở Khoa học và Công nghệ An Giang cho biết, sản phẩm "Gạo An Giang" đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Quyết định 31899/QĐ-SHTT.IP, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình xây dựng và phát triển thương hiệu gạo chủ lực của tỉnh.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, An Giang hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao - “chìa khóa” để nâng tầm nông sản.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng hạt gạo An Giang, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ nông dân canh tác lúa theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ sinh thái, thân thiện môi trường.
Điểm danh những mô hình, việc làm từ thiện ở “xứ đạo”, có lẽ khó có danh mục chính xác. Có những nghĩa cử đã duy trì hàng chục năm, từ thời điều kiện đời sống chưa phát triển. Có những mô hình tiếp nối theo cách làm tương tự, linh hoạt để phù hợp hoàn cảnh hiện nay.
Không chỉ giỏi làm giàu trên mảnh đất quê hương, rất nhiều nông dân tích cực chung tay với cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, tỉnh An Giang đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo thuộc nhóm các địa phương ở mức khá. Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (DN) đạt mức cao hơn so bình quân chung cả nước. Năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu.